Nói đến HIV chắc hẳn ai cũng biết nhưng liệu có bao nhiêu người trong số chúng ta biết các phương pháp phát hiện chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không? Nếu các bạn cũng đang hoang mang vì điều này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
HIV là gì?
HIV là hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người, virus HIV sẽ tấn công tế bào bạch cầu T-CD4 trong hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó phá hủy các tế bào này, làm suy yếu khả năng miễn dịch và khiến bệnh nhân không thể chống lại các căn bệnh như lao, ung thư….
Các phương pháp xét nghiệm HIV
Hiện nay, cách duy nhất để biết chắc chắn một người có bị nhiễm HIV hay không đó là xét nghiệm máu hoặc dịch trong cơ thể. Vậy câu hỏi đặt ra là nên xét nghiệm HIV ở đâu?
Các bạn nên đến các bệnh viện đa khoa nổi tiếng để đảm bảo an toàn cũng như độ chính xác cao. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang áp dụng 3 loại xét nghiệm phát hiện sàng lọc người nhiễm HIV, bao gồm:
Xét nghiệm kháng thể
Đây là loại sàng lọc HIV phổ biến nhất, được thực hiện theo cơ sở gián tiếp chỉ ra sự có mặt của virus HIV nhờ phát hiện kháng thể virus trong máu hoặc trong dịch tiết cơ thể. Các kháng thể này sẽ xuất hiện trong thời gian từ 1-3 tháng sau khi người bệnh nhiễm virus.
Quy trình xét nghiệm kháng thể được thực hiện như sau: Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme (ELISA). Trường hợp kết quả là dương tính, xét nghiệm ELISA sẽ được làm lại. Và nếu như mẫu xét nghiệm vẫn là dương tính thì kết quả sẽ được xác nhận bằng phương pháp Western blot hoặc xét nghiệm huỳnh quang.
Ngoài ELISA, chúng ta cũng có thể xét nghiệm nhanh kháng thể với mức chính xác như nhau. Test nhanh được thực hiện trong môi trường thông thường, lấy mẫu máu từ đầu ngón tay, tĩnh mạch để xét nghiệm và bạn có thể thực hiện dễ dàng tại nhà, chỉ sau 5-10 phút là đã có kết quả.
Xét nghiệm kháng nguyên
Bản chất của xét nghiệm kháng nguyên là tìm kiếm virus HIV trong máu hoặc dịch tiết cơ thể. Các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch khi ta tiếp xúc virus. Khi một người nhiễm HIV, kháng nguyên P24 sẽ được sản xuất trước khi kháng thể phát triển.
Sau khi lấy mẫu, các cơ quan y tế sẽ phân lập virus bằng cách nuôi cấy tế bào để xác định sự nhân lên của HIV trong máu, từ đó phát hiện các axit nucleic hoặc DNA trong tế bào nhiễm. Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là phát hiện trực tiếp kháng nguyên, từ đó nhận ra được tình trạng nhiễm HIV từ giai đoạn rất sớm.
Phương pháp xét nghiệm này còn thích hợp với trẻ dưới 18 tháng tuổi, được ứng dụng trong những trường hợp nhiễm cấp, theo dõi điều trị, tính kháng thuốc. Biện pháp xét nghiệm kháng nguyên có thể phát hiện virus HIV từ 18 – 45 ngày sau khi bị phơi nhiễm, thậm chí có thể phát hiện được HIV sớm nhất sau khoảng 7 ngày nhiễm.
Xét nghiệm axit nucleic
Phương pháp xét nghiệm axit nucleic còn được gọi là xét nghiệm RNA, giúp tìm virus HIV thực sự có trong máu hay không. Phương pháp này có nhược điểm là tốn kém nên không được sử dụng thường xuyên, trừ khi người đó có tiếp xúc nguồn lây nguy cơ cao hoặc khả năng phơi nhiễm cao hoặc đã có những triệu chứng ban đầu của bệnh. Xét nghiệm axit nucleic có thể phát hiện người nhiễm HIV từ 10 – 33 ngày sau khi phơi nhiễm.
Xét nghiệm Axit nucleic cho kết quả âm tính có nghĩa là tại thời điểm xét nghiệm, người thực hiện không mang virus HIV hoặc chưa phát hiện ra virus trong cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng điều này không có nghĩa bạn không bị HIV bởi có thể bạn đang ở trong thời kỳ “cửa sổ” (giai đoạn cơ thể sản xuất kháng thể). Còn khi kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là cơ thể bạn bị nhiễm HIV.
Cách điều trị nhiễm HIV
Hiện nay, để tạo ra kỳ vọng sống lâu dài cho người bị nhiễm HIV, rất nhiều các hoạt chất điều trị nhiễm HIV đã ra đời. Xu hướng được nhiều người lựa chọn đó là sử dụng các sản phẩm kết hợp nhiều hoạt chất như thuốc Acriptega. Thành phần của loại thuốc này bao gồm 3 hoạt chất là Dolutegravir, Lamivudine, Tenofovir với hàm lượng lần lượt là:
- Dolutegravir: 50mg;
- Lamivudine: 300mg;
- Tenofovir disoproxil: 300mg.
Trong đó, hoạt chất Lamivudine có khả năng hấp thu nhanh chóng sau khi uống với mức sinh khả dụng khoảng 80 – 85%.
Tenofovir disoproxil fumarate có thể hấp thu nhanh sau đó chuyển hóa thành Tenofovir với mức sinh khả dụng đạt khoảng 25% khi uống lúc bụng đói, tăng lên khi dùng kèm một bữa ăn nhiều chất béo.
Hoạt chất Dolutegravir có tác dụng ức chế integrase của HIV qua cơ chế liên với kết vị trí hoạt động Integrase và ức chế bước chuyển của quá trình tích hợp Deoxyribonucleic acid retrovirus.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ với các bạn 3 phương pháp xét nghiệm HIV được áp dụng hiện nay cũng như loại thuốc Agriptega giúp điều trị nhiễm HIV. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều hiểu biết có ích về căn bệnh này.