Chắc chắn nhân vật Tôn Ngộ Không đã rất quen thuộc từ trẻ nhỏ đến người già. Tác phẩm kinh điển của Ngô Thừa Ân khiến nhiều độc giả tâm đắc, nhất là khi chuyển thành phim. Nhưng mấy ai biết thân phận thật sự của Ngộ Không với 3 thân thế hết sức đặc biệt. Thân thế bí ẩn thứ 3 khiến nhiều người kiêng nể, trong đó có Phật Tổ Như Lai. Đó chính là Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật với công lao to lớn.
Được mệnh danh là Tề Thiên Đại Thánh
Có lẽ đây là tên gọi quen thuộc nhất vì được nhắc đến khá nhiều. Chính xác thì đây là một con khỉ được “sinh ra” từ một tảng đá, thân mình có nhiều lông. Sau đó y đã bái Bồ Đề sư tổ và được ông dạy cho võ công. Cùng với đó là 72 phép biến hóa thần thông, có thể biến thành mọi vật.
Chính Bồ Đề sư tổ đã đặt tên cho y là Tôn Ngộ Không với Tôn là khỉ. Ngộ Không chính là giác ngộ được tính không, cái tên nói lên những điều sư phụ mong muốn. Đã học hết những phép siêu nhiên, với tính hiếu thắng nhiều lần đại náo trên trời dưới đất.
Ngộ Không nghĩ đến việc tìm cho mình một vũ khí, nghe nói Long Vương có gậy Như Ý. Không chần chừ đã xuống đại náo Long cung cướp về gậy Như Ý. Rồi xuống địa phủ gạch xóa cả sách của Diêm Vương mà ông không làm gì được.
Biết điều này Ngọc Hoàng đã tìm cách muốn thu phục Tôn Ngộ Không. Ngài mời y lên giữ chức Bật Mã Ôn ở thiên đình, ngày ngày trông coi ngựa. Chức quan này quá nhỏ nên Ngộ Không bỏ về Hoa Quả Sơn trong sự giận dữ.
Rồi Ngọc Hoàng phải phong y tựa như thánh lớn ngang trời với tên Tề Thiên Đại Thánh. Công việc chính của Ngộ Không khi đó là coi vườn đào, được ở phủ riêng. Nhưng có lần đã phá tiệc bàn đào, rồi trộm linh đơn nên bị Thiên đình tìm cách khống chế.
Dù cả tứ đại Thiên Vương, 10 vạn thiên binh thiên tướng được phái đi. Cùng Na Tra, Nhị Lang Thần, Thái Thượng Lão Quân cũng không đánh bại một mình Tề Thiên Đại Thánh. Cuối cùng Phật Tổ Như Lai phải ra tay trừng trị.
Thân thế Đấu Chiến Thắng Phật
Ngộ Không bị nhốt 500 năm ở núi Ngũ Hành Sơn bởi Như Lai Phật Tổ. Sau được Đường Tăng trên đường đi lấy chân kinh giải cứu và thu phục. Từ đó trở thành đồ đệ phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Trúc xa xôi. Ngộ Không trừ yêu, chiến đấu, cùng với 2 huynh đệ khác đã giúp Đường Tăng lấy được chân kinh.
Khi đã tu thành chính quả, Ngộ Không thành một trong các chiến thần đại diện cho Phật Giới. Nên được phong là Đấu Chiến Thắng Phật, người phong là Phật Tổ Như Lai với ý nghĩa trên.
Thân thế Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật
Trong 3 thân thế thì đây là thân thế được đánh giá là có quyền năng mạnh nhất. Trong Hậu Tây Du Ký có nhắc đến nên ít người biết đến, tạo nên sự bí ẩn. 300 năm sau chuyến thỉnh kinh, Liên Đài bị phá vỡ phong ấn. Bởi 3 người là Phật Tổ Như Lai viên tịch, Nhiên Đăng Cổ Phật, đại ma đầu Vô Thiên. Làm loạn tam giới, chiếm lĩnh Linh Sơn, xưng danh Phật Tổ Vô Thiên.
Sau đó không lâu, nhờ 17 Xá Lợi Tử pháp lực, Như Lai hóa Linh Đồng đã đoạt lại Linh Sơn. Đại ma đầu Vô Thiên tìm Xá Lợi mà giết chết Linh Đồng. Ngộ Không biết mình là viên Xá Lợi thứ 17 đã không ngại hy sinh để diệt Vô Thiên. Y chính là Vô Cốt Xá Lợi, nhờ vậy mà tam giới yên bình, hồi sinh Như Lai.
Công lao hết sức to lớn này cần được đền đáp nên được phong là Vạn Phật Chi Tổ. Hay chính là người kế nhiệm sau Nhiên Đăng Cổ Phật – Đại Thánh Xá Lợi Tôn Vương Phật. Phật Nhiên Đăng chính là tiền bối của Như Lai Phật Tổ, là chư Phật quá khứ. Vì vậy mà Như Lai cũng có thái độ kiêng nể với Ngộ Không.