Hãy nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân bạn? là câu hỏi thường gặp ở bất kỳ ở một cuộc phỏng vấn nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng trả lời được câu hỏi này để gây được ấn tượng với người đặt câu hỏi. Bởi vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn mẹo trả lời câu hỏi về ưu khuyết điểm của bản thân hay nhất gây ấn tượng ngay với người phỏng vấn.
Mục đích của nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân là gì?
Trước khi trả lời một câu hỏi bạn phải hiểu tại sau người ta lại đặt câu hỏi như vậy, mục đích họ mong muốn từ câu hỏi đó là gì? Thông thường khi đặt ra câu hỏi nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân thì người đặt câu hỏi vừa muốn khai thác thông tin của cá nhân bạn, về ưu điểm, khuyết điểm và ngay cả cách bạn truyền đạt thông tin đó như thế nào.
Bạn có phải là người có tính trung thực hay không? Bạn làm việc có khoa học chuyên nghiệp hay không? Bạn có tự cải thiện chính bản thân mình được hay không? Qua cách bạn nêu lên ưu khuyết điểm của bản thân sẽ cho người hỏi biết được qua câu trả lời và những điều quan trọng khác về con người bạn.
Sau khi tìm hiểu được mục đích câu hỏi được đặt ra, bạn cần biết được ưu điểm là gì? khuyết điểm là gì?
Ưu điểm là những thế mạnh bạn có về mặt tố chất, kinh nghiệm, kỹ năng hoặc trình độ chuyên môn nổi trội trong đời sống và công việc của chính bạn. Mỗi người sở hữu các điểm mạnh khác nhau. Vd như: sáng tạo, kỷ luật , kiên nhẫn, đáng tin cậy, trung thực, giao tiếp tốt, văn nghệ tốt, kỹ năng thuyết trình tốt, thích ứng tốt ..vv.tùy thuộc mỗi công việc , môi trường sẽ sở hữu một thế mạnh riêng.
Khuyết điểm là những khuyết điểm, nhược điểm của bạn mà bản thân thấy mất tự tin hay không phải thế mạnh của bạn. Vd như: kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt, thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc, trình độ ngoại ngữ chưa tốt, kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt,..vv.
Cách nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân
Người hỏi có mục đích của người hỏi khi bạn trả lời cũng có mục đích của bạn, nên hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt, không e dè về những điểm yếu của mình, đúng với những gì có thể cho người nghe người đọc được hiểu và đánh giá năng lực của bạn. Có thể tham khảo những người xung quanh đánh giá bạn như thế nào, xem như nguồn tham khảo để chắt lọc lấy thông tin.
Sau khi hiểu được con người bạn có ưu khuyết điểm như thế nào bạn chỉ cần nêu đúng, nếu đủ về thực tế con người bạn liên quan đến ngữ cảnh dâng nói, đang viết nhưng nó cũng phải đủ sức đánh đến tâm lý người nghe, người đọc theo cách hiểu đủ và nhanh nhất.
Có câu “ Tốt khoe, xấu che” Lựa chọn sắp xếp các ưu điểm lên trước bằng các ngôn từ phù hợp không đi quá xa dẫn đến nói sai, nói thừa qua đó người nghe, người đọc biết được điểm mạnh như thế nào và khả năng khắc phục các điểm yếu ra sao. Tùy từng trường hợp bạn có thể thêm vào những sở thích của bản thân phù hợp với mục đích nói, viết nhờ đó làm sáng điểm mạnh của bản thân bạn.
Những điều không nên khi tự nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân
Tự đánh giá, nhận xét về ưu khuyết điểm của bản thân không phải là nhiệm vụ quá khó khăn, nhưng nhiều người lại mắc phải một số lỗi khi viết, trả lời câu hỏi này.
Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao so với thực tế.
Mỗi người sở hữu từng điểm mạnh điểm yếu riêng nên đôi lúc đừng vì tự ti mà đánh giá quá thấp về bản thân mình, tuy nhiên cũng không nên đánh giá quá cao đi xa với thực tế dẫn tới phản cảm với người nghe, người đọc. Hãy dựa vào thực lực và thực tế đánh giá sát bản thân để người nghe, người đọc nhận thấy được sự trung thực của bạn giúp họ hiểu hiểu về con người bạn nhiều hơn.
Nhận xét cá nhân quá dài
Phần nhận xét nên ngắn gọn, nêu được ý chính đúng trọng tâm câu trả lời, bài viết hay bài nói không nên dài lê thê khiến người nghe nhàm chán, dễ bắt lỗi trong quá trình nếu bạn trả lời quá dài.
Câu trả lời không phù hợp với ngữ cảnh
Mỗi không gian, hoàn cảnh khác nhau bạn cần nêu được được những điểm mạnh điểm yếu liên quan đến nó, điều chỉnh bản tự nhận xét sao cho phù hợp với mong muốn của người hỏi để rút ngắn khoảng cách với cơ hội của chính bạn.
Sử dụng từ ngữ không phù hợp
Phần nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân chính là phương diện để bạn chứng minh người đủ khả năng, hiểu được bản thân cần gì và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình. Bởi phần nhận xét cần sử dụng những từ ngữ, văn phong chuyên nghiệp, phù hợp với ngữ cảnh đưa ra. Tránh từ ngữ chung chung, lan man, không cụ thể.
Lỗi chính tả
Thay vì một phần nhận xét ní bằng phần nhận xét viết, cần tránh những lỗi chính tả, lối viết cẩu thả gây cảm giác thiếu tôn trọng người đọc, không đủ chuyên nghiệp, nó sẽ đem lại không ít phiền toái cho bạn đấy. hãy rà soát, duyệt lại cho kỹ bằng phần mềm phát hiện lỗi chính tả rồi gửi đi..
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách trả lời câu hỏi nhận xét ưu khuyết điểm của bản thân hay nhất, phù hợp với mọi hoàn cảnh. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn ngày càng phát huy được điểm mạnh và ngày càng hoàn thiện thay đổi điểm yếu của chính bản thân mình. Chúc các bạn thành công!